Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Kinh nghiệm xây nhà: Để ngôi nhà đẹp thực sự

“Xây nhà đẹp” là câu cửa miệng của tất cả chủ nhà khi yêu cầu kiến trúc sư và nhà thầu thi công. Để thực sự có được một mái nhà lý tưởng cho tổ ấm, điều cần trước hết là người chủ nhà phải xác định rõ vẻ đẹp ngôi nhà phải luôn đi kèm với chất lượng.
Cách bố trí công năng là yếu tố được xem xét đầu tiên trong bức tranh toàn cảnh ngôi nhà. Gia chủ cần bày tỏ quan điểm thẩm mỹ của mình với thiết kế và thi công khi đưa ra yêu cầu chung cho toàn bộ căn nhà, theo phong cách sống của gia đình và theo tính cách của mỗi người, có không gian chung hòa hợp và có từng góc riêng.
Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là lựa chọn màu sắc cho ngôi nhà. Sự phối màu hợp lý, khéo léo không chỉ tôn vẻ đẹp căn nhà mà còn giúp các thành viên trong gia đình có một không gian thoải mái trong chính tổ ấm của mình.
Không gian đẹp trong kiến trúc không thể thiếu cây xanh, hồ nước, đóng vai trò kết nối kiến trúc với môi trường, giúp mang đến sự yên bình và sức sống cho ngôi nhà. Vì vậy, dù diện tích nhà nhỏ cũng nên dành một phần không gian thiết kế bằng cách sắp xếp cây xanh, giếng trời, hồ cá... để mang lại không gian thiên nhiên trong lành cho gia đình bạn.
Tham khảo về phong thủy, màu sắc và nội thất đẹp, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin khá đa dạng và phong phú trên internet hoặc tham gia các ngày hội tư vấn kinh nghiệm xây nhà thường tổ chức hàng năm như Cùng xây tổ ấm của Holcim và trên website cùng tên.

Đến cái đẹp “tốt gỗ”
Xây nhà theo tiêu chí “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã được ý thức từ xa xưa. Nhà đẹp phải thực sự khỏe, chắc chắn từ cấu trúc, để đảm nhận được sứ mệnh đúng nghĩa của một nơi che nắng, che mưa, sum họp gia đình. Trong đó, quan trọng nhất là phải có được sự chắc chắn bền vững theo thời gian, ngay từ phần móng, cần người có chuyên môn để đưa ra giải pháp làm móng nhà phù hợp. Quá trình làm móng nhà nên chọn lựa bê tông tươi chất lượng cao, nhà thầu buộc phải tuân thủ các phương pháp thi công và bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn qui định.
Yếu tố thứ hai là cột phải thực sự bền chắc, có khả năng chịu tải trọng mạnh mẽ. Đây là một trong những cấu kiện quan trọng bậc nhất, là các mốc liên kết chịu và truyền lực để duy trì sự bền vững của toàn bộ ngôi nhà. Hầu hết các nhà thầu chọn phương pháp tự trộn bê tông truyền thống cho hạng mục này vì số lượng ít và thời gian thi công lâu, tuy nhiên, phương pháp này sẽ khó đảm bảo chất lượng và cường độ vì nhiều yếu tố: nguyên vật liệu cát, đá, nước… không được kiểm soát, chọn lọc. Giải pháp an toàn là nên chọn Holcim Home Beton Cột bởi ngoài việc kiểm soát chất lượng là khả năng kéo dài thời gian công tác và chống phân tầng cao, đạt độ dẻo dễ dàng thi công.
Tiếp đó, làm thế nào để nhà xây xong không bị rạn nứt sàn, vách, mái về sau, đòi hỏi người thi công phải hết sức chú ý trong quá trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ. Thời gian bảo dưỡng càng lâu càng có ích, trung bình từ một tuần trở lên. Cần sử dụng sản phẩm bê tông tươi có khả năng chịu lực tốt, có thể chọn loại của Holcim Home Beton đạt cường độ kỹ thuật sau 7 ngày để rút ngắn thời gian thi công. Đặc biệt, đối với những hạng mục có môi trường thường xuyên ẩm ướt, cần lưu ý đến cường độ và khả năng chống thấm là B4 hoặc B6.
Xây nhà đẹp và bền chắc là ước muốn của tất cả chủ nhà.
Công ty thi công nội thất hướng dẫn xây nhà tiết kiệm chi phí nhất năm 2014
Bản tin thi công nội thất - Lựa chọn vật liệu xây dựng giá mềm phù hợp với kiến trúc và quy mô ngôi nhà sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi xây nhà. Khi chuẩn bị xây nhà, bạn nên tìm đến những nơi đang thanh lý hàng tồn kho, giảm giá, khuyến mại hoặc mua ở cửa hàng vật liệu xây dựng online giá rẻ.
Công ty thi công nội thất và sửa chữa nhà cửa hướng dẫn phương án xây nhà tiết kiệm chi phí nhất

1. Sử dụng thi công công trình với tận dụng vật liệu giảm giá
Mua vật liệu thông qua mạng internet thường có giá rẻ hơn so với mua ở cửa hàng với lợi thế không mất chi phí thuê mặt bằng.Vì tiết kiệm được chi phí, nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng online miễn phí vận chuyển cho khách hàng. Hàng tồn kho nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cũng là phương án cần lưu ý, vì giá thành sẽ rẻ được rất nhiều.

2. Sử dụng vật liệu tái sử dụng để thi công công trình
Có thể chọn những vật liệu cũ đã qua sử dụng, như cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, tủ…, chỉ cần mang về chà rửa và sơn lại là sử dụng rất tốt nhưng vẫn đảm bảo công năng sử dụng.

3. Sử dụng vật liệu công nghệ mới trong xây dựng
Lựa chọn những vật liệu công nghệ mới với giá thành tương đối phù hợp vì đang nhà sản xuất đang mong muốn tìm khách hàng sử dụng, ví dụ sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) giúp tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung. Chưa kể, loại gạch này còn được đánh giá là thân thiện với môi trường.
Với vách ngăn tường, thay vì dùng vách truyền thống, bạn có thể sử dụng tấm vách 3D, vách thạch cao là những vật liệu thi công nhanh, giá tương đối phù hợp.

4. Ưu tiên dùng vật liệu có sẵn, ít phải vận chuyển
Việc ưu tiên chọn loại vật liệu xây dựng là thế mạnh của địa phương sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, tận dụng các tài nguyên của địa phương để giảm thiểu chi phí cũng như tận dụng về giá rẻ
Lưu ý chọn vật liệu nội thất, ngoại thất:
- Tiết kiệm khi chọn nội thất, ngoại thất, không nên để ý quá nhiều vào các chi tiết ốp lát rườm rà không cần thiết, không nên chọn những vật liệu  đặt tiền nhưng không quá cần thiết.
- Sơn nước: Sơn trong nhà không nên dùng loại sơn quá cao cấp, thay vào đó hãy chú trọng nhiều hơn về tông màu sao cho hài hòa và mang phong cách của chủ nhân.
- Trang trí nhà không nên quá cầu kỳ, rườm rà thay vào đó là các vật liệu hiện đại, đơn giản

Nguồn bài viết được công ty thi công nội thất tổng hợp từ internet.

Công ty xây dựng tốt nhất


Hướng dẫn xây nhà tiết kiệm chi phí nhất

Tính khái toán giá trị xây dựng:
Việc tính khái toán giá trị xây dựng dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng. Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi tiết cuối công trình, nhà thầu có kinh nghiệm sẽ tìm được những hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường và dễ gặp nhất là mối tương quan giữa diện tích xây dựng và giá trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: chúng ta thường nghe nói giá xây dựng nhà ở hiện nay là 2,8 triệu đồng/m 2 .
Như đã trình bày ở trên, việc tính khái toán dựa vào đơn giá/m2 là dựa vào thống kê nên chắc chắn sẽ có nhiều sai số và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng mẫu thống kê. Cụ thể là nhà thầu phải có nhiều công trình về hình dáng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng tương đồng để có được một kết quả thống kê tin cậy. Điều này thật khó trong điều kiện hiện nay, bởi khi các Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội Kiến trúc chưa thể đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này thì các nhà thầu đơn lẻ rất khó có được số liệu tin cậy. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính trên đơn giá xây dựng/m2 hiện nay khá cao, có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.
Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng hiện nay trên địa bàn TP.HCM ở các vùng nội thành, đơn giá xây dựng/m2 được tính trung bình từ 2,6 - 3 triệu đồng cho mỗi m2 diện tích xây dựng (lưu ý không bao gồm tường rào, sân vườn và các trang bị nội thất). Diện tích xây dựng này được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu kể cả ban công. Nếu nhà mái ngói, các nhà thầu xây dựng thường cộng thêm 30 - 50% đơn giá cho phần mái ngói, có nghĩa là cộng thêm từ 780.000 -1.300.000đ cho một m2 mái ngói.
Ví dụ: Xây một ngôi nhà diện tích tầng trệt là 100 m2, xây một trệt hai lầu và mái ngói thì giá trị xây dựng được tính như sau: 100 x 3 x 2.600.000 + 100 x 2.600.000 x 1/3 = 867.000.000đ.

Tính dự toán chi tiết
Đây là phương pháp tính chính xác nhất để tính ra giá thành xây dựng. Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây, điều tiên quyết là công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, máy tính, camera bảo vệ… Dựa trên những bản vẽ thiết kế này, các dự toán viên sẽ tính được dự toán chi tiết của công trình xây dựng. Kết quả tính toán của các dự toán viên sẽ cho chúng ta 3 bảng tính toán quan trọng sau:
1. Bảng tiên lượng dự toán: Trong bảng này là khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ: trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch ống có độ dày 100cm, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột...
2. Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Bảng này liệt kê chính xác số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các chủng loại vật tư sẽ được sử dụng. Ví dụ: phải sử dụng bao nhiêu tấn xi măng, thép, bao nhiêu viên gạch ống, gạch thẻ và giá tiền là bao nhiêu...
3. Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Trong bảng này, dự toán viên sẽ chỉ rõ chi phí cho phần vật liệu, nhân công và các chi phí khác khi xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao, sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một công trình.
Như vậy, tuỳ vào tính chất quan trọng của công trình, tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro và sai số, các nhà đầu tư có thể chọn một phương án có độ sai số cao nhưng nhanh chóng, đơn giản (phương pháp tính khái toán) hay chọn cho mình một phương pháp quyết định độ tin cậy (tính dự toán chi tiết).
Điều cần nhớ
 
- Nếu có 100, chỉ nên xây nhà khoảng 80, tiền còn lại để phòng việc đội giá xây dựng và làm vốn sản xuất kinh doanh.
 
- Nhà xây 80 nhưng phải tính toán để có thể mở rộng hoặc lên thêm tầng về sau khi có thêm tiền, thêm nhu cầu sử dụng.
 
- Khi đã bắt đầu xây dựng, phải tuân theo kế hoạch ban đầu thật nghiêm, không nghe các lời khuyên cố làm thêm cái này, cái khác, kể cả được cho vay vì mình là người trả nợ, không phải người khuyên.


Lên kế hoạch xây nhà
 
- Hỏi các nhà mới xây gần đó xem xây hết bao nhiêu tiền để tính giá xây dựng một m2, hỏi giá vật liệu xây dựng, công thợ hiện nay để có được giá xây dựng sát thực tế nhất. Ví dụ nhà xây năm ngoái hết một triệu mỗi m2, năm nay giá vật liệu xây dựng và nhân công đều đắt thêm 5%, vậy một m2 nhà năm nay sẽ hết 1,05 triệu đồng.
 
- Đơn cử bỏ 80 triệu ra xây nhà, bạn sẽ xây được khoảng 75 m2. Chỉ 8/10 diện tích này có thể xây thành phòng, 2/10 diện tích còn lại để dành cho lối đi, vệ sinh… Theo đó, bạn chỉ có thể chia phòng với 60 m2, mỗi phòng nên có diện tích trong khoảng 12-15 m2, vậy có thể xây được 4-5 phòng (gồm khách, bếp, ngủ).
 
- So sánh với nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định xây to, rộng bao nhiêu cho vừa túi tiền đang có. Nếu nhà có 4 người thì chỉ cần 2-3 phòng ngủ, một phòng bếp, một phòng khách. Nếu có ông bà ở chung nữa thì cần thêm một, 2 phòng nữa, hoặc ông bà có thể ở cùng với cháu nhỏ, khi cháu lớn thì đã có thêm tiền để xây buồng riêng.
 
Thiết kế cụ thể
 
Nếu không có điều kiện thuê người thiết kế, bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế có sẵn, miễn phí rồi điều chỉnh chút ít cho hợp với nhà mình. Các nguyên tắc:
 
- Móng nhà nên đầu tư cho cả nhu cầu về sau,khi xây thêm phòng, lên tầng thì không phải làm lại móng nữa. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.
 
- Kiểu cách trang trí nên đơn giản, khiêm tốn. Công thợ trang trí gờ phào, hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công. Bạn cần nhớ là nhà đẹp là do các bộ phận hài hòa với nhau, chứ không do nhiều chi tiết hoa văn. Như một ngôi nhà xây lên không cân đối, cao lênh khênh hoặc lệch kiểu nặng bồng nhẹ tếch thì có trang trí bao nhiêu cũng khó đẹp lên được. Ví dụ nhà rộng ngang 3m mà làm tầng cao 4-5m sẽ rất xấu, chỉ nên 3,3-3,6m là vừa. Ban công dài khắp mặt nhà hoặc nhô ra quá xa (hơn 1,2m) cũng khó đẹp.
 
- Tận dụng tối đa ánh sáng trời, gió trời cho các phòng ngủ, bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai (ví dụ giáp nhà hàng xóm).
 
- Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3-4,5m là vừa đủ thông thoáng và tiết kiệm vật liệu xây dựng.
 
- Kích thước phòng ngủ, khách, bếp bên trong khoảng 12-15 m2 (hay rộng 3,3m x 3,6m – 4,5m dài; chiều hẹp nhất của phòng tối thiểu nên để 3,3 m cho dễ kê đồ). Cửa sổ và cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền (giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà), khó kê đồ đạc, nhà dễ bị mưa hắt, nắng rọi…
 
- Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
 
Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích.
 
- Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.
 
- Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.
 
- Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Gia chủ cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.
 
- Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
 
- Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên bạn phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
 
Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện trong nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. Hài hòa nghĩa là mọi bộ phận có cùng phẩm cấp, ví như nhà chất lượng trung bình nhưng cửa và gạch lát sử dụng vật liệu quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền vào việc trang trí bên ngoài nhà mà để bên trong sơ sài, bất tiện thì không gọi là hài hòa. Còn đồng bộ nghĩa là các bộ phận làm việc hỗ trợ được cho nhau, ví dụ như tường, mái cách nhiệt tốt thì hỗ trợ cho việc làm mát, giữ ấm, đỡ tốn điện.
 
Ngoài ra, người xây nhà cần có ý thức bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cả xã hội, không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe, hạn chế bớt các loại vật liệu nung (để sản xuất ra loại này sẽ làm tổn hại môi trường), vật liệu từ gỗ tự nhiên (vì khuyến khích chặt phá rừng). Bạn cũng nên tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.

Công ty xây dựng giá tốt